🔊Kể từ ngày 01/01/2025. các hộ gia đình phải thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Sau hơn 2 tháng triển khai, dù đã được nhiều địa phương và đa số người dân hưởng ứng, tuy nhiên đến hiện tại phong trào này vẫn chưa được lan rộng vào lối sống của người dân. Các chương trình được địa phương tổ chức nhằm hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, đổi rác tái chế lấy quà thưởng; những buổi trao đổi với học sinh được thực hiện tại trường học về lợi ích của việc phân loại rác thải; dự án cộng đồng “Ve chai ơi” được triển khai từ tháng 1 , dù đã chứng minh được khả năng trở thành công cụ hữu ích giúp người dân thực hiện việc phân loại rác thải, đổi rác tái chế lấy điểm thưởng; các ứng dụng thu gom rác thải tái chế như Ve chai 4.0,...
ℹ️Đến hiện tại , các đơn vị thu gom rác vẫn ghi nhận là việc phân loại rác tại nguồn của người dân vẫn chưa có sự thay đổi khác biệt, chứng tỏ việc tuyên truyền và thuyết phục người là chưa đủ, chưa thực sự tạo ra một thói quen hằng ngày, không thể duy trì thời gian dài và trở thành một nề nếp lối sống sinh hoạt.
ℹ️Theo ý kiến của nhiều công nhân vệ sinh tại các khu vực đô thị, việc phân loại rác thải tại nguồn giúp cho việc thu gom trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn do có thể thu gom những loại rác cho những xe thu gom nhất định, việc thu gom và sắp xếp hiệu quả hơn rất nhiều. Tiện lợi là thế, nhưng việc phân loại rác thải tại nguồn vẫn gặp những khó khăn nhất định.
Các nhân viên vệ sinh thu gom rác thải phân loại tại Quận 1
📑Nguyên nhân chính cho việc này là do chưa có sự chuẩn bị đầu tư trang thiết bị đáp ứng sau phân loại; quy trình, công nghệ xử lý rác chưa phù hợp và thiếu đồng bộ. Kể từ khi thực hiện Luật bảo vệ môi trường đến nay, đã hơn 2 tháng trôi qua, những vướng mắc đó lại vẫn tồn tại. Nhiều nơi người dân vẫn để lẫn lộn, nhiều địa phương vẫn chưa có thùng rác. Đáng nói là phương tiện thu gom, vận chuyển rác vẫn chỉ có một loại… Tất cả những thiết sót trên khiến cho việc phân loại rác tại nguồn mất đi ý nghĩa của nó.
‼️Khi trao đổi lại với người dân, họ cho biết rằng ban đầu cũng đã tiến hành phân loại rác, nhưng sau một thời gian nhận thấy rằng nhân viên vệ sinh khi thu gom rác đều bỏ tất cả các loại rác vào cùng một thùng xe, khiến họ cảm thấy công sức mình không được trân trọng, dần cảm thấy việc phân loại rác không có tác dụng thực sự. Người dân cũng đã thử qua việc thu gom rác tái chế qua app Vechai4.0 và dự án cộng đồng Vechaioi, nhưng việc phải đặt lịch và chờ đợi khiến người dùng cảm thấy mất kiên nhẫn và không xứng đáng.
Nhiều nơi vẫn thu gom tất cả các loại rác chung một phương tiện
🏙Tại những thành phố lớn, chính quyền địa phương đã có những chế tài xử lý việc đổ rác bừa bãi mà không phân loại trước. Nhiều địa bàn đã hạn chế xe rác để cố định, nhằm khuyến khích người dân đổ rác đúng giờ, đúng quy định, nhiều nơi đã xuất hiện thêm những nơi đổ rác ghi rõ rác tái chế và rác không tái chế giúp nhân dân tự phân loại, tất cả những hoạt động nhằm mục đích giúp cho hoạt động phân loại rác tại nguồn được thực hiện triệt để. Nhưng sau hai tháng triển khai, việc phân loại rác tại nguồn vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế.
⚠️Ở các đô thị lớn, rất khó áp dụng các hình thức phân loại do diện tích hẹp, mật độ dân số cao. Những khu tập thể cũ, các khu chia tách căn hộ, cơi nới và cả một số khu chung cư hiện đại… nhiều gia đình không sẵn sàng diện tích cho việc đặt thùng rác để phân loại. Nhiều người cho rằng lâu nay vứt rác chung với nhau đâu có ảnh hưởng, cũng không bị bắt phạt nếu vi phạm, nên sinh ra tâm lý thờ ơ.
🏭Để giải quyết vấn đề rác thải tại Việt Nam đang ngày càng nhiều hơn, Nhà nước giới thiệu những chính sách cho phép phát triển nhà máy điện rác nhằm thay đổi từ phương thức chôn lấp sang công nghệ mới để đốt rác tạo điện, vừa thân thiện với môi trường vừa góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên việc rác thải đến nhà máy mà chưa được thực hiện phân loại khiến cho nhà máy phải thực hiện quy trình này, hoặc không nếu đốt rác chưa phân loại sẽ khiến quá trình đốt rác không triệt để, tiêu tốn nhiều thời gian và vật lực hơn.
Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam - Nhà máy đốt rác phát điện Nam Sơn
♻️Trên thế giới, việc phân loại rác thải tại nguồn đã được thực hiện từ rất sớm. Ở Nhật Bản, phân loại rác thải tại hộ gia đình là một quy trình rất nghiêm ngặt và được quy định cụ thể theo từng địa phương. Ở châu Âu, việc phân loại rác thải tại hộ gia đình rất được chú trọng nhằm bảo vệ môi trường và tối ưu hóa tái chế. Tấm gương tiêu biểu là Đức, nơi có quy định phân loại nghiêm ngặt nhất. Mỗi chiếc chai lọ đều có thể thu gom và mang đến trung tâm tái chế, họ sẽ thu lại và trả cho bạn tiền mặt. Ở Thụy Điển, sau khi phân loại rác thải thì 99% số lượng rác sẽ được tái chế hoặc biến thành năng lượng tái tạo. Tuy nhiên tại Việt Nam, để việc phân loại rác thải tại nguồn có được hiệu quả nhất vẫn rất cần sự thấu hiểu và hợp tác của mỗi người dân.
♻️Việc phân loại rác tại nguồn muốn đạt hiệu quả, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý rác thải, chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm. Việt Nam cần xem lại những cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến xử lý rác thải. Có như vậy rác phân loại từ nguồn, được thu gom đúng cách, xử lý triệt để mới thực sự hiệu quả♻️
✨ Nếu bạn đang phân vân về những cách mình có thể thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn, hãy đọc ngay bài viết về Phân loại rác thải của Bảo Châu và theo dõi FB/Tiktok của Môi trường Bảo Châu để thường xuyên cập nhật những thông tin mới về bảo vệ môi trường 💚
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/XITbpdAuLms?si=8ycbsq1zqfWhbit3?rel=0&modestbranding=1&showinfo=0&controls=1" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>