Báo cáo ESG là báo cáo công bố thông tin về các yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp theo tiêu chí ESG (Environment - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị). Quy trình báo cáo ESG bao gồm các hoạt động phân tích, lựa chọn chỉ tiêu, đo lường, tổng hợp và lập báo cáo công bố các thông tin trọng yếu của 3 trụ cột ESG
I. Tại sao cần thực hiện báo cáo về ESG?
Nhu cầu được cung cấp thông tin từ nhà đầu tư, kỳ vọng người tiêu dùng và các bên liên quan đặt ra yêu cầu về tính đầy đủ và minh bạch trong hoạt động cung cấp các thông tin phát triển bền vững.
Các chỉ số đánh giá theo các tiêu chí ESG giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp về cam kết và tác động của mình đối với môi trường, xã hội đồng thời cung cấp cơ sở ban đầu để xây dựng chiến lược quản trị hiệu quả

II. Báo cáo ESG nhằm thực hiện 2 nhóm mục tiêu chính
- Xây dựng hình ảnh
Nâng cao danh tiếng tổ chức: 74% những người được khảo sát lo ngại rằng việc không cải thiện hiệu suất ESG của tổ chức sẽ tác động tiêu cực đến thương hiệu và danh tiếng (Intexlex, 2022)
Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: Việc ngày càng chú trọng đến các quy trình xung quanh tỷ lệ công bố ESG có thể khiến nhà đầu tư có lập trường chủ động hơn đối với các sáng kiến liên quan đến ESG
Ảnh hưởng hành vi tiêu dùng: Nghiên cứu từ McKinsey (2019): hơn 70% người tiêu dùng sẽ trả thêm 5% cho một sản phẩm xanh nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự như một sản phẩm thay thế không xanh
- Baseline cho lộ trình phát triển bền vững
Quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm: Việc liên kết thành công các tiêu chí ESG với hoạt động của chuỗi cung ứng có thể mang lại hiều lợi ích bền vững
Quản lý môi trường: Bảo vệ môi trường gắn với các mục tiêu kinh doanh và giảm chi phí, giảm rủi ro từ các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Tuân thủ đạo đức kinh doanh: Việc tuân thủ các quy tắc ứng xử kinh doanh và thực hiện các biện pháp chống tham nhũng & chống hối lộ là cách tốt để phân biệt giữa các tổ chức có ý định quản trị tốt/kém
Duy trì lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề xã hội. Như vậy, đầu tư vào các yếu tố ESG là một phần của việc duy trì lợi thế cạnh tranh
III. Báo cáo ESG giúp Ban điều hành giải quyết các vấn đề quan trọng và đạt mục tiêu dài hạn
- Mục tiêu chiến lược
- Mục đích báo cáo bền vững đáp ứng nhu cầu các bên liên quan và phù hợp với chiến lược kinh doanh.
- Những mục tiêu phát triển bền vững nào là quan trọng đối với công ty bao gồm các mục tiêu tạm thời và dài hạn.
- Đối chuẩn mức độ đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững trong ngành.
- Quản lý rủi ro
- Rủi ro và cơ hội có được tích hợp vào chiến lược dài hạn.
- Quy trình xử lý rủi ro hiện tại của công ty có bao gồm việc xác định rủi ro từ yếu tố bền vững.
- Quy trình ERM bao gồm các kế hoạch đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro liên quan.
- Đánh giá ưu tiên các rủi ro và cơ hội phát triển bền vững và đưa vào quyết định phân bổ vốn, nguồn lực trong tương lai.
- Minh bạch thông tin
- Truyền đạt mục đích, mục tiêu cho nhà đầu tư và các bên liên quan (nội bộ & bên ngoại) để tạo niềm tin & thúc đẩy hợp tác.
- Sử dụng thông tin định lượng và định tính để đo lường mục tiêu phát triển bền vững.
- Công khai những cam kết bền vững quan trọng, phù hợp chiến lược phát triển bền vững.
- Xác định số liệu có ý nghĩa để công ty sử dụng trong thiết lập mục tiêu và quản trị.
IV. Các chuẩn mực báo cáo quốc tế trong việc báo cáo Phát triển bền vững tại Việt Nam
Công bố hoạt động phát thải và giải pháp
- Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp và gián tiếp
- Các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Công bố sử dụng nguyên vật liệu và báo cáo tái chế
- Tổng lượng nguyên vật liệu
- Báo cáo nguyên vật liệu được tái chế
Công bố tiêu thụ năng lượng và giải pháp
- Năng lượng tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp
- Năng lượng tiết kiệm
- Báo cáo sáng kiến tiết kiệm năng lượng
Công bố hoạt động sử dụng nước và giải pháp
- Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng
- Tỷ lệ phần trăm về tổng lượng nước tái chế
Công bố hoạt động sử dụng nước và giải pháp
Công bố chính sách người lao động và trách nhiệm cộng đồng