I. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ và điều chỉnh bổ sung theo Khoản 20, Điều 1, Nghị định 82/2022/NĐ-CP
II. Nội dung cơ bản của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (theo quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất)
- Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
- Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
- Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
- Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
- Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu;
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.
- Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ.
IV. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công thương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
V. Mẫu Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Theo hướng dẫn của Thông tư 32/2017/TT-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất cho nhà xưởng, kho hoá chất có bố cục như sau (tại Phụ lục 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT):
MẪU BÌA KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT